Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Đăng Ký Công Bố Thực Phẩm Sản Xuất Trong Nước

Đăng Ký Công Bố tiêu chuẩn Thực Phẩm Sản Xuất Trong Nước


Khi một sản phẩm hoàn thiện doanh nghiệp muốn đưa ra thị trường phải công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm . Tạo cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động phân phối cũng như quảng cáo sản phẩm được thuận lợi và dễ dàng hơn nhiều. Nhận biết tầm quan trọng của Công bố thực phẩm, với mong muốn đồng hành cũng sự phát triển với quý khách hàng. Công ty chúng tôi mong muốn hợp tác cùng với quý khách hàng trong việc thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm để sản phẩm được lưu hành trên thị trường một cách an toàn nhất.




THỦ TỤC CÔNG BỐ CHÂT LƯỢNG THỰC PHẨM TRONG NƯỚC


1) Bản cung cấp thông tin công bố.

2) Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (02 bản sao công chứng).

3) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm(02 bản sao công chứng)

4) Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan).

5) Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân).

6) Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.

7) 03 mẫu sản phẩm.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Nhãn hiệu là gì tại sao phải đăng ký nhãn hiệu

nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân.Đăng ký nhãn hiệu để phân biệt với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường và nhằm xây dựng hình ảnh và uy tín về các sản phẩm của công ty trong mắt người tiêu dùng.

Nhãn hiệu là gì? và tại sao phải đăng ký nhãn hiệu


Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Các chức năng chính của nhãn hiệu?



- Giúp khách hàng nhận ra sản phẩm (dù là hàng hóa hoặc dịch vụ) của một công ty cụ thể nhằm phân biệt chúng với sản phẩm trùng và tương tự do các đối thủ cạnh tranh cung cấp. Khách hàng hài lòng với một sản phẩm cụ thể rất có khả năng lại mua hoặc sử dụng sản phẩm đó trong tương lai. Do vậy, họ cần phân biệt được một cách dễ dàng giữa các sản phầm trùng hoặc tương tự.

- Giúp cho doanh nghiệp phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Do vậy, nhãn hiệu có một vai trò then chốt trong chiếm lược quảng cáo va tiếp thị của công ty nhằm xây dựng hình ảnh và uy tín về các sản phẩm của công ty trong mắt người tiêu dùng.

- Tạo động lực cho các công ty đầu tư vào việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm rằng sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín tốt.

tại sao phải đăng ký nhãn hiệu :

Bởi vì nhãn hiệu nó là cái thương hiệu kinh doanh của công ty của doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu để tránh trước hợp bị lấy cắp nhãn hiệu bản quyền của cty mình

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa cần gì ?


Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa cần những điều kiện sau 


1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
3. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa.
4. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế.
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

1. Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
2. Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

Doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký xin hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Sở Văn hoá thể thao và du lịch nơi đăng ký trụ sở chính.
Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế

1. Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.
2. Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.
3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

4. Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

5. Có tiền k‎ý quỹ tại Ngân hàng là 250 triệu đồng và được hưởng lãi suất không kỳ hạn đối với tiền ký quỹ.
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

1. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:

a) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
b) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;
c) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
2. Không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép;
b) Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép.
3. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
b) Doanh nghiệp không kinh doanh lữ hành quốc tế trong mười tám tháng liên tục;
c) Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này;
d) Doanh nghiệp có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy phép.
4. Việc thu, nộp lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
b) Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, phương án kinh doanh lữ hành, chương trình du lịch cho khách quốc tế, giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, bản sao thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành, giấy chứng nhận tiền ký quỹ.

2. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương để xem xét, cấp giấy phép; trường hợp không đủ tiêu chuẩn để đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết;
c) Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh và doanh nghiệp biết.