Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Nộp đơn đăng ký nhán hiệu ở đâu?

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Sau khi bạn và luật sư nhãn hiệu đã chọn nhãn hiệu cho hàng hóa và dịch vụ của bạn và tiến hành tra cứu và đánh giá kỹ lưỡng, bạn phải nộp đơn tới Cục sở hữu trí tuệ. Thông tin mà bạn cung cấp trong Đơn đăng ký nhãn hiệu rất quan trọng để xác định quyền của bạn cũng như phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Hãy hỏi luật sư về các khả năng mở rộng phạm vi này.

Đơn đăng ký nhãn hiệu là một tài liệu pháp lý phức tạp và phải được điền đầy đủ theo yêu cầu nghiêm ngặt của Cục sở hữu trí tuệ. Sau khi bạn gửi đơn, các xét nghiệm viên của Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ xem xét nó một cách kỹ lưỡng về hình thức và nội dung xem nó có được chấp nhận hay không.

Mặc dù mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu có sẵn trên mạng internet, chúng tôi khuyến cáo rằng bạn cần tham khảo ý kiến ​luật sư nhãn hiệu trước khi bạn nộp đơn để đảm bảo rằng đơn được điền đúng và phạm vi bảo hộ của bạn là tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi văn phòng luật sư bạch minh

Trụ sở : 101/72 Nguyễn Chí Thanh,
quận Đống Đa,T.p Hà Nội
Tel: 04.37756814 - 0904 152 023

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Sơ qua về nhãn hiệu


Có thể nói, nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình nhưng lại có một giá trị hữu hình rất lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi doanh nghiệp.Tachyon Law với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn đăng ký nhãn hiệu. Tachyon chuyên Tư vấn miễn phí chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu, thiết kế và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình. 

I. Sơ qua về nhãn hiệu

- Có thể nói, nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình nhưng lại có một giá trị hữu hình rất lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi doanh nghiệp! Nhãn hiệu theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, các nhân khác nhau. 
- Dấu hiệu dùng để phân biệt đó phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. 

- Dấu hiệu nhìn thấy được có thể được bảo hộ là nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó có khả năng phân biệt, không lừa dối người tiêu dùng, và không có khả năng xung đột với các quyền đã được xác lập sớm hơn của các đối tượng khác như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác”. 

II. Dịch vụ Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng toàn bộ hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động Đăng ký Nhãn hiệu như: 
- Tư vấn phân loại nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu ) theo bảng phân nhóm quốc tế, đảm bảo phạm vi bảo hộ rộng, bảo hộ bao vây, phù hợp với lĩnh vực quý công ty đang kinh doanh. 
- Tiến hành các tra cứu liên quan đến nhãn hiệu đăng ký; 
- Tư vấn về khả năng bảo hộ nhãn hiệu; 
- Tư vấn những yếu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ. 
- Tư vấn mô tả nhãn hiệu nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo (nhãn hiệu). 
- Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ chối của nhãn hiệu. 

2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng khi đăng ký nhãn hiệu: 

- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc; 
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu; 
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng lấy nhanh các giấy tờ có liên quan. 
- Quý khách có thể xem thêm về đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. 

3. Đại diện hoàn tất các thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng, cụ thể: 

- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng; 
- Đại diện lên cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ cho khách hàng;. 
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Cục sở hữu trí tuệ; thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng; 
- Đại diện nhận giấy chứng nhận Nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ cho khách hàng; 
- Theo dõi xâm phạm Nhãn hiệu, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết. 
- Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp Nhãn hiệu với các chủ đơn khác.